hotline
HOTLINE: 1900 55 88 33
Tư vấn tiêu dùng

Nồi cơm điện nấu không chín – Nguyên nhân và cách khắc phục?

08-11-2017 10:45am - Xem: 16577

Khi gia đình bạn nấu cơm bằng nồi cơm điện nhưng lại có tình trạng cơm vẫn bị sống hoặc nấu không chín kỹ, vậy nguyên nhân từ đâu và cách khắc phục như thế nào? Những thông tin sau đây của Taka hy vọng sẽ giúp chị em nội trợ có thêm một số kinh nghiệm để nấu cho gia đình mình những bữa ăn thơm ngon, bổ dưỡng.

Nguyên nhân nấu cơm không chín

1. Cho nước quá ít

Nước quá ít so với lượng gạo dẫn đến gạo không hấp thụ đủ nước và nhiệt để nở, không đạt đến độ chín, kết quả khiến cơm bị sống hay sượng.

Tỉ lệ tối thiểu khi nấu cơm là 1 cốc gạo và 1 cốc nước, bạn nên kiểm tra và căn chỉnh lượng nước cho những lần nấu sau cho phù hợp. Nếu gia đình bạn mới thay loại gạo mới, bạn nên điều chỉnh sau vài lần nấu để biết được mức nước phù hợp nhất cho loại gạo đó.

2. Nấu quá nhiều gạo

Mỗi nồi cơm điện thường có dung tích nấu cơm nhất định khác nhau. Hãy đọc hướng dẫn sử dụng của nồi bạn để xem bạn có đang nấu vượt quá dung tích của nồi cơm của mình không. Ví dụ nếu nồi cơm điện 1.8l thì bạn chỉ có thể nấu từ 8 tới 10 cốc gạo là vừa.

3. Đáy nồi bị cong vênh

Tuy ít gặp nhưng có nhiều trường hợp nồi cơm điện mới mua về mà nấu cơm không chín là do đáy nồi bị cong vênh hoặc hư hại trong quá trính vận chuyển. Việc đáy nồi bị cong vênh hay hư hại sẽ khiến cho mâm nhiệt không truyền được nhiệt một cách đầy đủ khiến bạn nấu cơm bị sống hoặc khét.

4. Rơ le nhiệt bị hỏng

Rơ le nhiệt là bộ phận quan trong của nồi cơm, chúng giúp cho nồi cơm bạn nấu cơm không bị sống hoặc khét. Nồi cơm điện nhảy sớm hay muộn đều phụ thuộc vào cảm biến  rơ le nhiệt nằm bên dưới đáy nồi. Nếu nồi cơm nhà bạn đã sử dụng được một thời gian và có hiện tượng cơm không chín hoặc cơm cháy thì rất có thể rơ le nhiệt đang có vấn đề cần sửa chữa.

5. Do dây điện và nguồn

Nhiều trường hợp nồi cơm điện cắm điện đèn nguồn vẫn sáng nhưng nồi không nóng hoặc nóng quá kém nên cơm không thể nấu chín. Nguyên nhân có thể do nồi bị hỏng công tắc hay cầu chì. Lúc này bạn nên đưa nồi đi bảo hành để được kiểm tra, sửa chữa.

Các cách khắc phục

1. Kiểm tra và vệ sinh phần mâm nhiệt

Nếu nồi vẫn gặp tình trạng này bạn nên kiểm tra rơ le nhiệt, vì có thể rơ le quá cũ nên nồi bị ngắt sớm. Với lỗi hỏng rơ le, bạn có thể liên hệ hotline của Taka 1900 558833 hoặc trung tâm bảo hành Taka để thay rơ le mới cho nồi cơm điện, không nên tự ý sửa chữa tại nhà nếu bạn không biết chính xác về cách thao tác

2. Lòng nồi bị cong hoặc biến dạng

Bạn có thể liên hệ trung tâm bảo hành của hãng sản xuất để thay thế một lòng nồi cơm mới

3. Kiểm tra ổ cắm điện

Cắm điện không khít cũng là một nguyên nhân phổ biến mà bạn nên chú ý. Bạn cũng nên kiểm tra ổ cắm điện ở nhà xem ổ cắm có khít với phích cắm không.

 Mẹo để biến cơm không ngon thành cơm chín mềm

1. Cơm cứng

Để chữa nồi cơm bị cứng vì thiếu nước, hãy lấy đũa chọc nhiều lỗ vào cơm, sau đó cho ít nước ấm vào nồi nấu tiếp. Lưu ý với những nồi cơm bị cứng tránh mở vung ra nhiều, vì sẽ làm bay hơi và cơm khó mềm được

2. Cơm nhão

Đa phần chị em đều cho rằng cơm cứng còn chữa được chứ cơm nhão thì rất khó. Tuy nhiên, vẫn có cách giúp cho nồi cơm ấy ngon trở lại. Cắt những mẩu ruột bánh mì để lên trên mặt cơm và mở nắp liên tục để nước không đọng lại trên vung. Lúc cơm chín tới, xúc ra một cái đĩa cho cơm bốc hơi, làm như thế cơm của bạn sẽ bớt nhão phần nào

3. Cơm sống

Cơm sống có thể do thiếu nhiệt hoặc ít nước quá. Trước tiên hãy đảo cơm cho tơi hết ra rồi chuyển sang một nồi khác. Dùng rượu đổ vào cơm theo tỷ lệ 1 rượu 10 cơm, bắc lên bếp đun lửa thật nhỏ cho đến khi bốc hơi hết. Cơm sẽ chín mà chẳng lo còn mùi rượu lưu lại trong cơm.

Tin liên quan

    So sánh sản phẩm